CÁC LOẠI NGHỆ CÓ ĐẶC TÍNH CHỮA BỆNH

CÁC LOẠI NGHỆ CÓ ĐẶC TÍNH CHỮA BỆNH

Chi nghệ là gì?

Theo Wikipedia, chi Nghệ là một chi trong họ thực vật Zingiberaceae (họ gừng), có tên gọi khoa học là chi Curcuma. Chi này bao gồm hơn một trăm loài khác nhau  mà ta thường biết đến nhất là nghệ, nga truật hay uất kim hương Thái Lan. Sự phân bố của các loài cũng rộng rãi, trên các lục địa khác nhau, có những loại bây giờ khá khan hiếm. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng thì chỉ có một số loài có đặc tính dược lý.

Các loại Nghệ có đặc tính chữa bệnh

Không phải tất cả loại nghệ thuộc chi nghệ Curcuma đều có tính dược lý. Trải qua các nghiên cứu đã báo cáo thì có một số loài chi Nghệ có hoạt tính sinh học như sau:
1.Cây nghệ alismatifolia
Cây nghệ Alismatifolia thường được ví như hoa tulip nên tên gọi phổ biến của nó là “tulip Xiêm” mặc dù chúng không có liên quan nhau. Tên gọi đúng của nó là uất kim hương Xiêm. Loại nghệ này mọc chủ yếu ở Bangladesh, Campuchia, Lào và Thái Lan. Tại Việt Nam, nó cũng xuất hiện ở những vùng núi thuộc Kon Tum, Tây Ninh, An Giang. Lá bắc to có màu hồng tía, cụm hoa dạng bông thóc là đặc điểm đặc trưng của loài cây này. Ở Campuchia người dân dùng hoa làm rau ăn, ngược lại nó được dùng làm cảnh tại Thái Lan. Các phân tử sinh học chính trong củ nghệ alismatifolia là ancaloit, flavonoit và gums. Lá của cây nghệ alismatifolia đã được báo cáo có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chữa lành vết thương (Akter et al., 2008; Hasan et al., 2009).
2.Cây nghệ Amada
Nghệ Amada mọc nhiều ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Bắc Úc và Thái Lan. Thân rễ có hình nón, củ nghệ có hình dạng giống chân vịt, bên trong có màu vàng nhạt. Sở dĩ nó có tên là nghệ Amada là lấy theo tên trong tiếng Bengal, amada có nghĩa là gừng xoài. Bởi củ nghệ có mùi vị giống mùi xoài sống rất đặc trưng. Nghệ Amada chưa một số lớp phân tử sinh học, trong đó có curcuminoids (curcumin, bisdemethoxy curcumin và dimethoxy curcumin), phenol (axit caffeic, axit coumaric, axit ferulic, axit gallic, axit gentistic và axit syringgic) và terpenoit (amadaldehyde, amadannulen và difurocumenonol). Tinh dầu dễ bay hơi của củ nghệ amada chứa dầu azulenogenic, car-3-ên, cis-ocimene, curcumene, phytosterol và turmerone. Nó thể hiện các đặc tính chống dị ứng, giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm chất béo trung tính, ức chế enterokinase, thuốc chống trầm cảm, hạ sốt và nhuận tràng (Gupta et al., 1999; Jain and Mishra, 1964; Jatoi et al., 2007; Policegoudra et al., 2010; Policegoudra et al., 2011).
3.Nghệ Aromatica – nghệ rừng:
Nghệ rừng hay còn gọi là nghệ trắng, tên khoa học là Curcuma Aromatica phân bố phổ biến ở các vùng phía đông Himalaya và phía Tây Ấn Độ.Thân rễ hay còn gọi là củ nghệ là bộ phận quan trọng nhất của nó. Tính chất dược lý hoạt động tốt nhất vào đầu mùa xuân, khi các cụm hoa bắt đầu mọc lên từ phần gốc của nó đến khi tàn (ngủ đông) là đã đến lúc thu hoạch. Các thành phần hoạt động chính của nó gồm borneol, camphor, curcumene, curzerenone và zingiberine. Các hoạt động sinh học của nghệ trắng phần lớn liên quan đến tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm (Chattopadhyay et al., 2004; Rachana and Venugopalan, 2014; Santhanam and Nagarajan, 1990). Ngoài ra, nghệ trắng còn giúp cải thiện tiêu hóa, kích thích túi mật và hệ thống tuần hoàn cơ thể, lưu thông máu và làm tan các cục máu đông, nó có đặc tính kháng sinh mạnh, được sử dụng trong điều trị vàng da, chảy máu cam, xuất huyết nội tạng, kinh nguyệt không đều, đau ngực liên quan đến năng lượng gan thấp và đau thắt ngực,... Trong y học Trung Quốc, nghệ trắng đóng một vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa và chữa bệnh ung thư.
4.Curcuma Australasica
Curcuma Australasica hay còn gọi là nghệ hoang Úc, là loài duy nhất của chi Curcuma có nguồn gốc từ tiểu lục địa Úc. Loại này có hoa màu vàng, lá bắc màu hồng, đỏ, hoa cà, nhưng trong tự nhiên cũng tìm thấy nó ở dạng màu trắng. Củ và lá là hai bộ phận có đặc tính dược liệu. Loại cây này giàu furanodien-6-one, xeton, sesquiterpene và zederone. Nghệ hoang Úc đã được chứng minh là có hiệu quả như một biện pháp tránh thai, và gây ức chế tổng hợp oxit nitric, sản xuất prostaglandin (Rajkumari và Sanatombi, 2018 ; Wohlmuth, 2008).
5.Nghệ Caesia (nghệ đen):
Nghệ Caesia này là loại bản địa hóa ở Trung Ấn Độ, Đông Bắc Ấn Độ và Tây Bengal. Do thân rễ (củ) có màu xanh đen hoặc đen xám, nghệ Caesia được gọi phổ biến bằng cái tên “kali haldi” hoặc “nghệ đen”. Tinh dầu chiết xuất từ củ nghệ của nó rất giàu borneol, ar-curcumene, ar-turmerone, camphor, curcuminoids, elemane, guinane, β-ocimene và γ-curcumene. Tinh dầu củ nghệ đen thường được sử dụng như một chất xoa bóp để điều trị vết thương hoặc vết cắn do bọ cạp và rắn cắn. Người dân địa phương sử dụng bột nghệ từ củ nghệ đen để điều trị các bệnh ngoài da khác nhau (Sarangthem và Haokip, 2010 ; Rajkumari và Sanatombi, 2018). Ngoài ra, nó còn hữu ích trong việc điều trị bệnh phong, viêm phế quản, hen suyễn, ung thư, động kinh, sốt, làm lành vết thương, rối loạn kinh nguyệt, đau răng, nôn mửa,...
6. Củ nghệ comosa – nghệ đắng:
Curcuma comosa hay còn gọi là nghệ đắng, mọc chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Nghệ đắng đã được sử dụng rộng rãi ở Thái Lan để điều trị chảy máu tử cung sau sinh và viêm tử cung (Piyachaturawat et al., 1995). Glucoside có trong nghệ đắng thể hiện hoạt tính lợi mật (Suksamran et al., 1997). Các chất chiết xuất từ củ nghệ có chứa diarylheptanoid giúp cải thiện chức năng tiêu hóa protein, giúp vận chuyển peptit 1 (PEPT1) để tạo thành các axit amin, và làm tăng sự hấp thu ở ruột đối với một số loại thuốc (Su et al., 2013; Kawami et al., 2017). Các chất chiết xuất từ ​​củ nghệ cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến hoạt hóa tế bào vi mô (Thampithak et al, 2009).
7. Curcuma longa – nghệ nhà/nghệ đỏ:
Curcuma longa cho đến nay là loài chi nghệ được sử dụng nhiều nhất và được nghiên cứu nhiều nhất. Nghệ vàng được tìm thấy ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á có đặc tính y học cao hơn các loại nghệ vàng được trồng ở nơi khác. Một số phytoconstituents có trong nghệ vàng, nhưng nổi bật nhất là curcuminoids, elemenone, germacrone, isolongifolol, turmerone và zingiberine (Osman et al, 2017 ). Củ nghệ vàng thường có màu từ vàng đến cam. Nghệ vàng đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị các rối loạn viêm (Jurenka, 2009). Tiềm năng chống oxy hóa của curcuminoids từ củ nghệ vàng đã được báo cáo rộng rãi (Akram et al, 2010 ; Jatoi et al, 2007). Các chất chiết xuất từ củ nghệ vàng cũng đã được phát hiện có tác dụng ức chế yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-α) (Yue et al, 2010) và góp phần vào hoạt động chống khối u, chống lại ung thư đại trực tràng bằng cách làm chết tế bào được lập trình - apoptosis (Shakibaei et al, 2015). Các hoạt động dược lý khác của curcumin, bao gồm cả thành phần hoạt tính sinh học nhất của củ nghệ vàng như sau: giảm viêm, chất chống oxy hóa mạnh mẽ, cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện sức khỏe gan, hoạt động hệ tiêu hóa tốt hơn, điều trị hiệu quả hội chứng ruột kích thích.
8. Curcuma Petiolata
Curcuma Petiolata xuất hiện tự nhiên ở Malaysia và Thái Lan, là hai nơi phổ biến nhất. Nó được gọi là “viên ngọc quý của Thái Lan” vì vừa được sử dụng chủ yếu như một loại cây thuốc và vừa là một loại cây cảnh của người dân Thái Lan. Tinh dầu trong củ nghệ petiolata có chứa curcumol, 2-metyl-5-pentanol và 1H-pyrrol-1-amin, 2- (4-metoxyphenyl) - n , n , 5-trimetyl. Tinh dầu trong củ nghệ này đã được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa trong tự nhiên (Thakam và Saewan, 2012 ). Labdanes từ củ nghệ petiolata đã chứng minh tác dụng gây độc tế bào chống lại các dòng tế bào ung thư đường mật (Jittra Suthiwong và cộng sự, 2014).
9. Curcuma Prakasha
Curcuma prakasha được đặt tên nhằm vinh danh nhà thực vật học, dân tộc học: Tiến sĩ Ved Prakash, đã được báo cáo chỉ phát triển ở vùng đồi Garo của Meghalaya (một bang thuộc đông bắc Ấn Độ). Củ nghệ Prakasha thường được người dân địa phương sử dụng để điều trị vết bầm tím và vết thương (Tripathi, 2001).
10. Curcuma Roscoeana
Loài nghệ này có nguồn gốc ở Miến Điện, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Bangladesh và Malaysia. Nó được gọi phổ biến là “nghệ cam” vì những bông hoa có màu đặc trưng đó là màu cam sáng khá bắt mắt (Kuehny et al., 2002). Nghệ cam này thường được sử dụng ở Miến Điện như một loại cây cảnh, và vì vậy nó còn được gọi là “niềm tự hào của Miến Điện”. Củ nghệ cam và hoa Curcuma Roscoeana được sử dụng trực tiếp để điều trị bệnh ngoài da và bệnh đốm trắng (lang ben, bạch biến,...) (Apavatjrut et al., 1999).
11. Curcuma Xanthorrhiza – Nghệ Java/Nghệ vàng:
Curcuma Xanthorrhiza phân bố rộng rãi ở đảo Java của Indonesia, Malaysia, Thái Lan và xuất hiện thưa thớt ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tên thông dụng của nó ở Indonesia là “nghệ Java” hay temulawak, nổi tiếng ở địa phương là Temulawak đã được sử dụng rộng rãi ở Indonesia như một cây thuốc và dinh dưỡng từ thời xa xưa. Nghệ Java sở hữu nhiều hoạt chất phytoconstit khác nhau giúp nó có dược tính chữa bệnh. Ví dụ, curcuminoid trong nghệ Java tạo ra tác dụng chống oxy hóa chống lại quá trình tự oxy hóa của axit linoleic (Masuda et al, 1992). Nghệ Java đã được báo cáo cho thấy hoạt động kháng khuẩn chống lại Lactobacillus sp., Porphyromonas gingivalis, và Streptococcussp. Nghệ Java cũng hoạt động như một tác nhân khắc phục các rối loạn liên quan đến đường tiêu hóa và táo bón. Các thành phần quan trọng về mặt y học khác của cây này là curcumene, curzerenone và turmerone (Hwang et al., 2000). Chất chiết xuất từ ​​củ nghệ Java cũng đã được sử dụng trong y học cổ truyền Indonesia (Jamu) như chất giảm đau và chống viêm,... (Ozaki, 1990). Nghệ Java theo truyền thống được sử dụng để điều trị một số bệnh như chán ăn, rối loạn dạ dày, bệnh gan, táo bón, tiêu chảy ra máu, kiết lỵ, viêm khớp, sốt ở trẻ em, giảm triglyceride máu, trĩ, tiết dịch âm đạo, thấp khớp và phát ban trên da. Cho đến nay, hơn 40 hợp chất hoạt động, bao gồm terpenoit, curcuminoit, và các hợp chất phenolic khác, đã được phân lập và xác định từ củ nghệ Java. Một số thử nghiệm dược lý báo cáo rằng Nghệ Java có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư và kháng u, chống đái tháo đường, và các đặc tính chăm sóc da và bảo vệ gan.
12. Curcuma Zedoaria – nghệ trắng:
Curcuma Zedoaria thường mọc ở Ấn Độ, Indonesia và Đài Loan. Loài này còn được gọi là "nghệ trắng" vì củ nghệ có màu trắng bên trong. Tinh dầu củ nghệ đã được báo cáo là có chứa các chất chống oxy hóa như curzerene và epicurzerene (Mau et al., 2003). Các chất chiết xuất từ củ nghệ trắng hoạt động như chất tiêu diệt vi khuẩn, kích thích tiêu hóa và thể hiện tác dụng kháng khuẩn chống lại nấm Aspergillus Niger, trực khuẩn Bacillus subtilis, nấm Candida albicans và chủng phế trực khuẩn Klebsiella pneumonia (Wilson et al., 2005). Nó cũng chứa curcemenol và sesquiterpene, có tác dụng chống viêm, kháng u, bảo vệ gan và bảo vệ thần kinh . Những hợp chất này cũng hỗ trợ trong việc giảm sản xuất oxit nitric do lipopolysachharide (LPS) gây ra, do đó làm giảm mức độ của các cytokine tiền viêm (Lo et al, 2015). Curcuzedoalide được tìm thấy trong củ nghệ trắng có tác dụng chống tăng sinh chống lại các dòng tế bào ung thư dạ dày của con người bằng cách kích thích quá trình hoại tử tế bào ung thư (Jung et al., 2018).
Trên đây là các loại nghệ thuộc Chi Nghệ có dược tính sinh học chữa trị các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, do các nghiên cứu còn hạn chế và lẻ tẻ nên chưa tổng hợp hết tất cả các dược tính của các loại nghệ kể trên. Còn rất nhiều những dược tính khác nhau được dùng trong y học cổ truyền cũng như trong dân gian truyền miệng chưa được nêu ra, mong quý khách hàng thông cảm. Hãy đóng góp thêm cho chúng tôi những công dụng của nghệ và các bài thuốc hữu ích của nó nhé. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. 

Comment

1
Bạn cần hỗ trợ?