Nghệ trắng là gì?

Nghệ trắng là gì?

Nghệ trắng là loại cây thân thảo thuộc họ gừng, chi nghệ như ta vẫn thường biết đến nghệ đen, nghệ vàng. Do chúng mọc chủ yếu ở vùng đồi núi hoang dã nên không được sử dụng thông dụng như nghệ vàng. Trên thế giới, chúng được tìm thấy ở Bang Assam (Đông Nam của Ấn Độ), Bangladesh, miền trung và nam của Trung Quốc, phía đông dãy Himalaya, rải rác các vùng khác của Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Tây Tạng, Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sử dụng triệt để nhất phục vụ cho việc làm dược liệu Đông Y. Ấn Độ là nước sử dụng nghệ trắng trong các món ăn như làm cà ri, làm bánh. Tại Việt Nam, nghệ trắng được phân bố ở các vùng Tây Bắc và vùng dãy núi Trường Sơn, nhiều nhất là tại Quảng Bình, Đăk Lăk, Kon Tum, ...
Bản đồ phân bố nghệ trắng (màu xanh và tím)
Nghệ trắng không được nhiều người biết cũng vì tên gọi và đặc tính có một chút khác so với các loại nghệ khác. Tên gọi nghệ trắng  khi được gọi theo màu sắc bên trong và theo chi Nghệ. Tuy nhiên, một số nơi gọi là nghệ rừng, nghệ hoang vì tính chất mọc nơi hoang dã của nó. Không những thế, do thuộc họ gừng (Zingiberaceae), có đặc tính là cay và đắng nên ở một số vùng miền gọi là ngải trắng, ngải rừng. Chung quy, nó có tên khoa học duy nhất là Curcuma aromatica Salisb để chỉ loại nghệ này.

Nghệ trắng có đặc điểm hình dáng như thế nào?

Nghệ trắng có đặc điểm hính dáng tương đối giống với nghệ đen và nghệ vàng. Thân cây nghệ có hình thẳng đứng chiều cao từ 60cm, có khi hơn một mét tùy vào tuổi đời và không phân nhánh. Lá có màu xanh lục, hình ngọn giáo dài từ 40cm trở lên, có các gân song song, mọc thành hai hàng trên thân. Cuốn lá bám lấy thân cây như các bẹ nhỏ. Hoa mọc từ gốc, thuộc về hoa lưỡng tính nở thành cụm xếp chồng lên nhau tạo thành hình trụ dài từ 12cm – 20cm. Phần chóp hoa có màu tím hồng, dần về cuốn thì hoa có màu xanh và vàng.
Tuy nhiên, tại phần rễ của nghệ trắng khác với nghệ vàng và nghệ đen. Thân trụ của rễ phát triển khá mạnh mẽ. Hơn nữa, củ của nghệ trắng có màu sắc và tính chất khác với nghệ vàng. Bên trong của nghệ trắng có màu trắng vàng hay vàng nhạt, có vị cay mát chứ không nồng nghệ vàng. Vì tính chất này, cây nghệ trắng một “mỹ phẩm thiên nhiên” hữu ích cho làn da đẹp mà ít ai biết. Cùng với đó là những công dụng trong chữa bệnh cũng như dùng trong món ăn.

Nghệ trắng có nhiều công dụng không?

Mặc dù không sở hữu tất cả công dụng của nghệ vàng nhưng nghệ trắng có rất nhiều công dụng mà đôi khi các loại cây cùng họ không có được.
Nhờ vào hoạt chất Curcuminoit có trong nghệ trắng mà bản thân nó mang trong mình một liều kháng sinh tự nhiên. Cùng với đó là công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giúp trị các bệnh về da liễu, đau dạ dày, đau bụng kinh, làm lành vết thương, chống nhiễm trùng... Vị cay, đắng và có tính mát trong nghệ trắng là chứa hoạt chất giúp điều trị các bệnh về tim mạch, hô hấp, lọc và lưu thông máu, khai thông khí huyết,... Không những thế, trong nghệ trắng chứa một lượng tinh dầu, giúp ngăn ngừa và điều trị một số bênh ung thư như ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt, chống xơ vữa động mạch, giảm thiểu ung thư phổi,... Chính vì vậy, Trung Quốc - nơi nổi danh về Đông Y đã sử dụng nó rất lâu đời đến ngày nay cho mục đích làm dược liệu. 
Một số nước, tiêu biểu như Ấn Độ, Thái Lan sử dụng nghệ trắng trong chế biến thức ăn. Tuy không được ưa chuộng làm chất tạo màu như nghệ vàng nhưng với vị cay, ít nồng mà nó được sử dụng để ướp gia vị thực phẩm, khử mùi tanh.
Nghệ trắng cũng được sử dụng cho nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ. Chúng có công dụng hiệu quả trong việc trắng da, làm mờ vết thâm mụn, thâm sẹo và thâm nám, tẩy tế bào chết, trị mụn, đồng thời cũng giúp phục hồi các vết rạn da sau sinh. Những phương pháp sử dụng gồm nghệ trắng ngâm mật ong, nghệ trắng ngâm rượu hoặc tinh bột nghệ. Tinh bột nghệ được sử dụng thông dụng nhất, ngoài làm đẹp từ bên ngoài, phụ nữ sau sinh có thể uống để hồi phục sức khỏe, ăn ngon và làm đẹp da từ bên trong.

 

Comment

1
Bạn cần hỗ trợ?